Học lái xe Gia Lai

0269 3822550 Số 31 Chu Văn An, phường Phù Đổng, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai

Hạng B

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE

(Kèm theo Quyết định số 12/QĐ-TTDN&SHLX  ngày 10/01/2025

 của Giám đốc Trung tâm Dạy nghề & Sát hạch lái xe)

A. CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN ĐÀO TẠO

II. Đào tạo lái xe ô tô các hạng B

1.   Thời gian đào tạo

1.1. Hạng B (học xe chuyển số cơ khí (số sàn)): 235 giờ (lý thuyết: 152 giờ, thực hành lái xe: 83 giờ/học viên).

1.2. Tổng thời gian khoá đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe không quá 90 ngày (kể cả thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ, Tết).

2. Các môn kiểm tra

2.1. Trung tâm chỉ tổ chức kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết/thực hành, không tổ chức kiểm tra thường xuyên.

2.2. Kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý  thuyết, nội dung bộ câu hỏi gồm các môn học: pháp luật về giao thông đường bộ; cấu tạo và sửa chữa thông thường; đạo đức, văn hoá giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; kỹ thuật lái xe; mô phỏng các tình huống giao thông.

2.3. Kiểm tra khi kết thúc môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

2.4. Xét cấp Giấy xác nhận hoàn thành khoá đào tạo lái xe cho người học lái xe có 100% các bài kiểm tra khi kết thúc môn học trong chương trình đào tạo có điểm kiểm tra đạt mỗi môn học từ 5,0 điểm trở lên.

3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo

3.1. Chương trình và phân bổ thời gian tổng thể

STT

Nội dung

Đơn vị tính

 

 

Hạng B

 

 

Học xe chuyển số cơ khí (số sàn)

 

I. Đào tạo Lý thuyết

giờ

 

152

 

1

Pháp luật về giao thông đường bộ

giờ

 

90

 

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

giờ

 

18

 

3

Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông;

giờ

 

16

 

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

giờ

 

4

 

4

Kỹ thuật lái xe

giờ

 

20

 

5

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

giờ

 

4

 

II. Đào tạo thực hành

giờ

 

83

 

1

Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

giờ

 

41

 

2

Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

giờ

 

40

 

3

Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên

giờ

 

2

 

4

Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên

km

 

1100

 

Trong đó

Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

km

 

290

 

Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

km

 

810

 

III. Tổng thời gian đào tạo

giờ

 

235

 

 

3.2. Môn học Pháp luật về giao thông đường bộ

a. Mục đích

- Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Pháp luật giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ và phương pháp xử lý các tình huống khi tham gia giao thông;

- Thông qua Môn học Pháp luật về giao thông đường bộ sẽ xây dựng ý thức chấp hành Pháp luật về giao thông đường bộ giúp cho người học điều khiển xe đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.

b. Yêu cầu

Thông qua môn học Pháp luật về giao thông đường bộ: Cung cấp cho người học hiểu và nắm vững pháp luật về giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam. Người học biết vận dụng thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống giao thông, điều khiển xe đúng luật và đảm bảo an toàn.

c. Phân bổ thời gian chi tiết môn học

STT

Nội dung

Hạng B

 

Học xe chuyển số cơ khí (số sàn): 90 giờ

 

 

Lý thuyết: 65 giờ

Thực hành: 25 giờ

1

Phần I. Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ

 

 

19

-

Chương I: Những quy định chung

 

 

2

-

Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ

 

 

7

-

Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ

 

 

5

-

Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ

 

 

5

-

2

Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ

 

 

30

10

Chương I: Quy định chung

 

 

1

-

Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông

 

 

1

1

Chương III: Biển báo hiệu

 

 

 

 

Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu

 

 

1

-

Biển báo cấm

 

 

4

1

Biển báo nguy hiểm

 

 

4

1

Biển hiệu lệnh

 

 

3

1

Biển chỉ dẫn

 

 

5

1

Biển phụ

 

 

2

1

Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác

 

 

 

 

Vạch kẻ đường

 

 

1,5

1

Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn

 

 

1

1

Cột kilômét

 

 

1

0,5

Mốc lộ giới

 

 

1

0,5

Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng

 

 

-

1

Báo hiệu trên đường cao tốc

 

 

1

-

Báo hiệu cấm đi lại

 

 

1

-

Chương IV: Tốc độ khoảng cách

 

 

 

 

 

Quy định về tốc độ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ

 

 

1,5

 

 

Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông

 

 

1

 

3

Phần III. Xử lý các tình huống giao thông

 

 

6

14

Chương I: Các đặc điểm của sa hình

 

 

2

 -

Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình

 

 

4

14

4

Tổng ôn tập, kiểm tra

 

 

10

1

3.3. Môn học Cấu tạo và sửa chữa thông thường

a. Mục đích

- Trang bị cho học viên có được những kiến thức cơ bản về tác dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cụm, các hệ thống trên xe ô tô thông dụng và làm quen một số đặc điểm kết  cấu trên xe ô tô hiện đại;

- Thông qua môn học người học có thể hiểu được việc bảo dưỡng các cấp và các hư hỏng thông thường.

b. Yêu cầu

Thông qua môn học Cấu tạo và sửa chữa thông thường: Người học có khả năng đọc được các sơ đồ, bản vẽ đơn giản về cấu tạo ô tô. Hiểu được tác dụng, sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc và những chú ý trong sử dụng các cụm, các hệ thống chính trên xe ô tô thông dụng. Nắm được việc bảo dưỡng các hư hỏng thông thường và bảo dưỡng định kỳ tới tuổi thọ của xe ô tô.

c. Phân bổ thời gian chi tiết môn học

STT

Nội dung

Hạng B

 

Học xe chuyển số cơ khí (số sàn): 18 giờ

 

 

thuyết:

10 giờ

Thực hành:

8 giờ

1

Giới thiệu cấu tạo chung

 

 

1

-

2

Động cơ ô tô

 

 

2

1

3

Cấu tạo Gầm ô tô

 

 

1

1

4

Hệ thống Điện ô tô

 

 

1

1

5

Hệ thống an toàn chủ động trang bị trên xe ô tô

 

 

1

1

6

Hệ thống tự chẩn đoán trên ô tô và các hư hỏng thông thường

 

 

1

 

7

Nội quy xưởng và kỹ thuật an toàn

 

 

1

-

8

Các hư hỏng thông thường

 

 

2

4

3.4. Môn học Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông

a. Mục đích

Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về phẩm chất, đạo đức của người lái xe, trách nhiệm của người sử dụng lao động, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông.

b. Yêu cầu

Thông qua môn học Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông: Người học nắm được văn hóa của người lái xe, có kiến thức về văn hóa giao thông và phòng chống tác hại rượu bia khi tham gia giao thông.

c. Phân bổ thời gian chi tiết môn học

STT

Nội dung

Hạng B

 

Học xe chuyển số cơ khí (số sàn): 16 giờ

 

 

thuyết:

15 giờ

Thực

hành:

1 giờ

1

Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay

 

 

3

-

2

Đạo đức của người lái xe

 

 

5

-

3

Văn hóa giao thông

 

 

2

-

4

Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông

 

 

3

-

5

Thực hành cấp cứu

 

 

2

1

3.5. Môn học Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

a. Mục đích

Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

b. Yêu cầu

Thông qua môn học kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: Người học biết và thực hiện cơ bản được các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

c. Phân bổ thời gian chi tiết môn học

STT

Nội dung

Hạng B, C1

Lý thuyết 03 giờ

Thực hành 01 giờ

1

Khái quát tình hình cháy nổ trong nước và địa bàn trong những năm gần đây. Có các số liệu cụ thể minh chứng. Phân tích các nguyên nhân gây ra cháy nổ và bài học kinh nghiệm từ các vụ cháy lớn.

0,5

 

2

Kiến thức về các văn bản quy phạm Pháp luật trong phòng cháy chữa cháy

0,25

 

3

Tính chất cháy nổ và sự nguy hiểm của các chấy cháy nổ thường gặp như xăng, dầu, khí hóa lỏng,….

0,5

 

4

Các chất thường được sử dụng để chữa cháy

0,25

 

5

Các biện pháp phòng cháy chữa cháy.

0,5

 

6

Quy trình chữa cháy tại một vụ cháy, biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy

0,5

 

7

Hướng dẫn cách sử dụng, cách kiểm tra, bảo quản các phương tiện phòng cháy chữa cháy đơn giản thường được các doanh nghiệp và cơ sở trang bị

0,5

 

8

Thực hành chữa cháy bằng bình cứu hỏa xách tay

 

1

3.6. Môn học Kỹ thuật lái xe

a. Mục đích

Trang bị cho người học lái xe những kiến thức cơ bản về các bộ phận trong buồng lái, kỹ thuật lái xe ô tô và các kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được các loại ô tô khác nhau, ở các điều kiện giao thông khác nhau.

b. Yêu cầu

Thông qua môn học Kỹ thuật lái xe: Người học có kiến thức cơ bản về các bộ phận trong buồng lái, kỹ thuật lái xe ô tô. Nắm được các kiến thức và biết vận dụng kỹ năng lái xe an toàn để điều khiển xe trong các điều kiện giao thông khác nhau, xử lý được các tình huống giao thông trên đường an toàn.

c. Phân bổ thời gian chi tiết môn học

 

 

 

 

STT

NỘI DUNG

Hạng B

 

Học xe chuyển số cơ khí (số sàn): 20 giờ

 

 

thuyết:

19 giờ

Thực

hành:

1 giờ

1

Vị trí, tác dụng các bộ phận trong buồng lái

 

 

3

-

2

Kỹ thuật lái xe cơ bản

 

 

4

-

3

Kỹ thuật lái xe trên các loại đường

 

 

4

-

 

- Lái xe ô trên bãi phẳng, đường bằng

 

 

0,5

 

- Lái xe ô trên đường đèo núi, trung du

 

 

0,5

-

- Lái xe qua trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ, qua cầu, phà

 

 

0,5

-

- Lái xe trên đường phức tạp qua: chỗ hẹp, đường sắt, đường xấu, đường ngập nước, đường ngầm

 

 

1

-

- Lái xe ô tô ban đêm, khu vực sương

 

 

0,5

 

- Lái xe ô trên đường cao tốc

 

 

1

 

4

Kỹ thuật lái xe an toàn chủ động

 

 

2

-

5

Kỹ thuật lái xe ô tô chở hàng hóa

 

 

1

-

6

Tâm lý điều khiển xe ô tô

 

 

2

-

7

Phương pháp thực hành lái xe tổng hợp

 

 

3

1

 

3.7. Môn học Phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

a. Mục đích

Giúp học viên làm quen với các tình huống đặc biệt có thể xảy ra khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường.

b. Yêu cầu

Thông qua quá trình học tập và rèn luyện, học viên hình thành được kỹ năng phản xạ tốt, lường trước các tình huống giao thông nguy hiểm nhằm đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và giảm thiểu rủi ro tai nạn khi tham gia giao thông.

c. Phân bổ thời gian chi tiết môn học

STT

NỘI DUNG

Hạng B

 

Học xe chuyển số cơ khí (số sàn): 04 giờ

 

 

thuyết:

3 giờ

Thực

hành:

1 giờ

1

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

 

 

3

1

3.8. Môn học Thực hành lái xe

a. Mục đích

Trang bị cho người học lái xe các kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được các loại ô tô khác nhau, ở các điều kiện giao thông khác nhau.

b. Yêu cầu

Thông qua môn học thực hành lái xe: Người học có kỹ năng lái xe an toàn để điều khiển xe trong các điều kiện giao thông khác nhau, xử lý được các tình huống giao thông trên đường an toàn.

c. Phân bổ thời gian chi tiết môn học

 

STT

NỘI DUNG

HẠNG B

 

 

SCK (giờ)

SỐ KM/

HV

1

Tập lái tại chỗ không nổ máy

 

 

1

 

2

Tập lái tại chỗ có nổ máy

 

 

1

 

3

Tập lái trên ca bin học lái xe ô tô

 

 

2

 

4

Tập lái trong bãi phẳng (Sân tập lái)

 

 

8

190

5

Tập lái trong hình số 3, số 8 ghép; tiến, lùi theo hình chữ chi (Sân tập lái)

 

5

6

Tập lái trên đường bằng

 

8

7

Tập lái trên đường đèo núi

 

 

12

250

8

Tập lái trên đường phức tạp

 

 

12

250

9

Tập lái ban đêm

 

 

4

70

10

Tập lái xe có tải

 

 

10

200

11

Bài tập lái trên đường cao tốc và đường cao tốc phân kỳ đầu tư

 

 

-

-

12

Tập lái trên đường với xe ô tô chuyển số tự động

 

 

2

40

13

Bài tập lái tổng hợp

 

 

18

100

d. Bài tập lái trên đường với xe ô tô chuyển số tự động chỉ thực hiện sau khi học viên học xong các bài tập có số thứ tự 1, 2, 3.

đ. Số học viên học thực hành lái xe được quy định trên một xe tập lái: hạng B không quá 05 học viên và hạng C1 không quá 08 học viên; trong đó, quãng đường tập lái xe được tính cho từng học viên và thời gian tập lái xe trên sân tập lái được tính cho nhóm học viên trên xe tập lái.

III. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng C1

1.   Thời gian đào tạo

1.1.  Thời gian đào tạo: 29 giờ (lý thuyết: 20 giờ, thực hành lái xe: 09 giờ/học viên).

1.2.  Tổng thời gian khoá đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe không quá 60 ngày (kể cả thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ, Tết).

2.   Các môn kiểm tra

2.1. Trung tâm chỉ tổ chức kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết/thực hành, không tổ chức kiểm tra thường xuyên.

2.2. Kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, nội dung bộ câu hỏi gồm các môn học: pháp luật về giao thông đường bộ; đạo đức, văn hoá giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông, kỹ năng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; kiến thức mới về xe nâng hạng; mô phỏng các tình huống giao thông.

2.3. Kiểm tra khi kết thúc môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

2.4. Xét cấp Giấy xác nhận hoàn thành khoá đào tạo lái xe cho người học lái xe có 100% các bài kiểm tra khi kết thúc môn học trong chương trình đào tạo có điểm kiểm tra đạt mỗi môn học từ 5,0 điểm trở lên.

3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo

3.1. Chương trình và phân bổ thời gian tổng thể

SỐ TT

Nội dung

Đơn vị tính

B lên C1

I. Đào tạo lý thuyết

giờ

 20

1

Pháp luật về giao thông đường bộ

giờ

8

2

Kiến thức mới về xe nâng hạng

giờ

4

3

Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông

giờ

3

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

giờ

4

4

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

giờ

1

II. Đào tạo thực hành

giờ

9

1

Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

giờ

4

2

Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

giờ

5

4

Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên

km

120

Trong đó

Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

km

15

Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

km

105

III. Tổng thời gian đào tạo

giờ

29

3.2. Phân bổ thời gian chi tiết các môn học lý thuyết

STT

Nội dung

B lên C1

(giờ)

1

Pháp luật giao thông đường bộ, gồm

8

a)

Phần I. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

 

Trong

đó

Chương I: Những quy định chung

0,5

Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ

0,5

Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ

0,5

Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ

0,5

b)

Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ

 

Trong

đó

Chương I: Quy định chung

0,5

Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông

0,5

Chương III: Biển báo hiệu

1

Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác

1

Chương IV: Tốc độ và khoảng cách

1

c)

Phần III. Xử lý các tình huống giao thông

 

Trong

đó

Chương I: Các đặc điểm của sa hình

1

Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình

1

2

Kiến thức mới về xe nâng hạng

4

Trong

đó

Giới thiệu cấu tạo chung, vị trí, cách sử dụng các thiết bị trong buồng lái

1

Một số đặc điểm về kết cấu điển hình trên động cơ xe ô tô nâng hạng

1

Một số đặc điểm điển hình về hệ thống điện xe ô tô hiện đại

1

Đặc điểm về kết cấu điển hình hệ thống truyền động xe ô tô nâng hạng

1

3

Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông

3

Trong

đó

Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay

0,25

Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe

0,25

Cơ chế thị trường và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh vận tải

0,25

Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải

0,25

Văn hóa giao thông

0,5

Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.

0,5

Thực hành cấp cứu

1

4

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

4

5

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

1

 

3.3. Phân bổ thời gian chi tiết môn học thực hành lái xe

STT

Nội dung

B lên C1

(giờ)

Số KM/HV

1

 Tập lái trong bãi phẳng (Sân tập lái)

0.5

5

2

 Tập lái trên đường bằng

0.5

3

 Tập lái trong hình số 3, số 8 ghép (Sân tập lái)

0.5

4

 Tập lái xe trong hình chữ chi (Sân tập lái)

0.5

5

 Tập lái trên đường đèo núi

1

23

6

 Tập lái trên đường phức tạp

1

23

7

 Tập lái ban đêm

1

16

8

 Tập lái xe có tải

2

43

9

 Bài tập lái tổng hợp

2

10

3.4. Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái đối với học nâng hạng B lên hạng C1: không quá 08 học viên; trong đó, quãng đường tập lái xe được tính cho từng học viên và thời gian tập lái xe trên sân tập lái được tính cho nhóm học viên trên xe tập lái.

 

C. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ TRONG ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ

I. Quản lý học các môn lý thuyết

Sau khi phân loại học viên, Trung tâm sẽ sắp xếp học viên vào các lớp học lý thuyết theo hình thức đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe hoặc đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.

1.   Theo hình thức học tập trung tại cơ sở đào tạo

1.1.     Học viên phải học tập trung tại Trung tâm theo đúng kế hoạch đào tạo.

1.2.     Thời gian tối thiểu học viên phải học đối với các môn học lý thuyết là: 70%/môn học.

1.3.     Giáo viên chủ nhiệm các lớp sẽ phối hợp với cán bộ phòng Giáo vụ & Đào tạo để điểm danh thường xuyên học viên trong suốt quá trình học.

1.4.     Trung tâm sử dụng dữ liệu quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô làm tài liệu quản lý đào tạo.

1.5.     Kết thúc thời gian các môn học lý thuyết, học viên đủ điều kiện sẽ được dự kiểm tra và được bố trí học thực hành lái xe. Thời gian kiểm tra sẽ được thông báo tới học viên trong quá trình đào tạo.

2.   Đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn

2.1.     Trung tâm sử dụng phần mềm dạy và học từ xa do Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Ecotek cung cấp; tất cả các tài liệu học tập, các dữ liệu về quản lý và lưu trữ thời gian học của học viên liên quan đến khóa đào tạo đều có trong phần mềm, tạo điều kiện tốt nhất cho học viên có thể tự học.

2.2.     Ngày sau khai giảng khoá học, học viên sẽ được giáo viên hướng dẫn tự học trong một khoảng thời gian quy định, sau đó học viên tự học theo hướng dẫn.

2.3.     Học viên bắt buộc phải học tập trung tại Trung tâm nội dung học thực hành các môn học: cấu tạo và sửa chữa thông thường; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kỹ thuật lái xe.

2.4.     Trung tâm sử dụng dữ liệu quản lý học viên trên phần mềm quản lý đối với hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn làm tài liệu quản lý đào tạo và thực hiện lưu trữ điện tử.

2.5.     Kết thúc thời gian các môn học lý thuyết, học viên đủ điều kiện sẽ được dự kiểm tra kết thúc các môn học lý thuyết và được bố trí học thực hành lái xe. Thời gian kiểm tra sẽ được thông báo tới học viên trong quá trình đào tạo.

 

II.   Quản lý học các môn học thực hành

1.   Các môn học thực hành lái xe bao gồm: thực hành lái xe trên cabin học lái xe ô tô, thực hành lái xe trên sân tập lái và trên đường giao thông.

2.   Người học phải học đủ 02 giờ học thực hành lái xe trên cabin học lái xe ô tô.

3.   Người học phải học đủ thời gian và tối thiểu 50% số km học thực hành lái xe trên sân tập lái; học đủ số km và tối thiểu 50% thời gian học thực hành lái xe trên đường.

4.   Học viên phải hoàn thành quãng đường và thời gian học lái xe tối thiểu trên đường (DAT) như sau: hạng B (học xe chuyển số tự động): 710 km/12 giờ; hạng B (học xe chuyển số cơ khí): 810 km/20 giờ; hạng C1: 825 km/24 giờ; hạng B lên C1: 105 km/ 2,5 giờ.

5.   Giáo viên dạy thực hành lái xe sẽ phối hợp với cán bộ phòng Giáo vụ & Đào tạo để điểm danh thường xuyên học viên trong suốt quá trình học.

6.   Trung tâm sử dụng dữ liệu giám sát thời gian học thực hành lái xe trên cabin học lái xe ô tô và dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên làm dữ liệu quản lý đào tạo.

7.   Kết thúc thời gian học các môn học thực hành, học viên đủ điều kiện sẽ được dự kiểm tra kết thúc các môn học thực hành lái xe và được xét cấp giấy xác nhận hoàn thành khoá đào tạo lái xe.

D. XÉT CẤP GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ

Xét cấp giấy xác nhận hoàn thành khoá đào tạo lái xe cho người học lái xe có 100% các bài kiểm tra khi kết thúc môn học trong chương trình đào tạo có điểm kiểm tra đạt mỗi môn học từ 5,0 điểm trở lên.

=======************=======